Như chúng ta đã biết, dư âm về cơn mưa lịch sử ngày 26/9 vừa
qua tại TP.HCM vẫn chưa hết độ “nóng” và dư âm của nó đối với các công ty đang
hoạt động tại khu vực bị ngập vẫn chưa dứt. Mặc dù, toàn thành phố bị ngập
nhưng hầu hết tại các van phong cho thue trên
các tuyến đường thuộc quận 1, 3, 5, Tân Bình, Bình Thạnh và Phú Nhuận cũng bị ảnh hưởng không kém khi lượng nước như
thác đổ về, mạnh đến mức cuốn trôi cả xe máy của người đi đường.
Thực tế lâu nay, TP.HCM quá chú trọng vào giải pháp chống ngập
tạo độ chênh cốt nền để thoát nước từ nơi cao xuống nơi thấp. Cách thức phổ biến
nhất hiện nay là “ngập đâu, nâng đó”. Cho nên, mới xảy ra hiện tượng: hết ngập ở
khu này thì phát sinh ngập ở khu khác.
Địa hình Sài Gòn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông - thấp nhất là nơi tiếp giáp kênh Thị Nghè và sông Sài Gòn trước khi đổ ra
biển. Do vậy, từ thời Pháp thuộc các nhà quy hoạch bỏ ngỏ vùng phía Nam Sài Gòn
và định hướng cao ốc Sài Gòn chỉ phát triển về phía trung tâm) để tránh ngập lụt.
Tuy nhiên, những năm gần đây, TP.HCM phát triển theo hai hướng
chính là hướng Đông và hướng Nam – tiến ra biển và hai hướng phụ là hướng Tây -
Bắc. Mô hình phát triển cao ốc bung ra tứ hướng được khởi đầu là sự hình thành
khu Khánh Hội, rồi khu Công Trường Mê Linh - với đại lộ hoành tráng Võ Văn Kiệt
như một con đê chặn cửa ngõ thoát nước bao đời về phía Nam của TP.HCM. Cộng
thêm sự chính thức hình thành các quận mới: quận 2, 9, 7, 12… đã mở đường cho
việc san lấp hồ ao, dựng lên vô số khu văn phòng cho thuê quận 3 chen lẫn các
khu căn hộ chung cư…
Kết quả là, khi thực hiện các dự án lớn như tòa cao ốc lớn
như Havana Tower, Green Power, The Lancaster, tòa nhà Lim Tower … thì rất nhiều
ao hồ, kênh rạch đã bị biến mất. Cuối cùng hễ mưa là toàn TP.HCM dễ
"bơi" trong biển nước, năm sau ngập nặng hơn năm trước cho dù tiền tỷ
đã bỏ ra đầu tư cho hàng loạt dự án chống ngập.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét